Luyện đạt điểm cao môn ngữ văn 11

Làm sao để đạt điểm cao môn Văn

Thầy Đặng Ngọc Khương, giáo viên môn Ngữ văn, Hệ thống Giáo dục HOCMAI lưu ý học sinh một số lỗi cần tránh và phương pháp làm bài thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia đạt hiệu quả.

Lưu ý các lỗi thường gặp ở phần nghị luận xã hội

Trong kì thi THPT quốc gia, đối với môn Ngữ văn, học sinh thường mắc phải các lỗi về hình thức và nội dung đối với câu hỏi nghị luận xã hội.

Về hình thức, học sinh chủ yếu mắc lỗi triển khai ý đoạn văn giống như một bài văn; các lỗi diễn đạt thiếu mạch lạc, sai nhiều lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả… Học sinh vi phạm các lỗi này xuất phát từ sự chủ quan, không đọc kỹ yêu cầu đề bài, chưa biết cách trình bày bài khoa học.

Về nội dung, học sinh thường không xác định chính xác chủ đề, phạm vi nghị luận dẫn đến làm bài lạc đề, trình bày lan man, vượt ra ngoài phạm vi chủ đề.

Bên cạnh đó, các em thường mắc lỗi vận dụng các thao tác lập luận không khoa học, sa đà vào vận dụng quá nhiều ở một thao tác nào đó, ví dụ: giải thích hoặc dẫn chứng chứng minh quá nhiều… khiến đoạn văn không cân đối về bố cục ý.

Để đạt điểm cao đối với môn Ngữ văn, học sinh phải xác định yêu cầu chính xác về nội dung và hình thức với đoạn văn, xác địn

Chú trọng ôn tập các tác phẩm văn học Việt Nam

Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của học kỳ II năm học 2019-2020. Vì vậy, học sinh chỉ nên tập trung vào các tác phẩm văn học Việt Nam (không bao gồm tác phẩm tự học có hướng dẫn và khuyến khích tự học) để việc ôn thi thực sự được trọng tâm.

Học sinh nên ôn tập theo phương pháp ghi nhớ, nắm vững kiến thức theo chủ đề và dạng đề, ví dụ: Chủ đề vẻ đẹp người phụ nữ có những đề nào liên quan, chủ đề vẻ đẹp của hình tượng người lính/con người Việt Nam trong chiến tranh có những đề nào có thể ra.

Bên cạnh đó, các em có thể sắp xếp đề theo các dạng khác nhau: Đề so sánh liên hệ; Đề cảm nhận một đoạn thơ; Đề cảm nhận 1 đoạn văn; Đề cảm nhận 1 nhân vật hoặc chi tiết trong tác phẩm… để rèn luyện thuần thục kĩ năng cho từng dạng đề cụ thể.

Học sinh cần tuân thủ chặt chẽ việc phân bố thời gian: phần Đọc hiểu tối ta chỉ được làm 20 phút, phần Nghị luận xã hội tối đa cũng chỉ 15 - 20 phút, còn lại 80 phút dành cho phần Nghị luận văn học trong đó có cả thời gian lập dàn ý và xem lại bài viết.

Nguồn: https://topedutech.org/tin-tuc/lam-sao-de-dat-diem-cao-mon-van-6.html

Bí kíp thi THTP quốc gia đạt điểm cao môn ngữ văn

(NLĐO) - Bằng kinh nghiệm của người dạy luyện thi nhiều năm, đồng thời là soạn giả của nhiều bộ sách luyện thi môn ngữ văn, tôi xin chia sẻ với thí sinh một số kỹ năng then chốt để đạt điểm cao cho môn ngữ văn trong kỳ thi sắp đến.

1.Cấu trúc đề và thời gian làm bài: Đề thi năm nay (2018) cũng như năm 2017, nghĩa là có cấu trúc gồm 2 phần:

- Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) gồm văn bản có thể là thơ hoặc văn xuôi. Thí sinh sẽ trả lờ 4 câu hỏi cho phần này theo những cấp độ từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

- Phần II: Làm văn (7 điểm) gồm 2 câu.

Câu 1 (2 điểm): Thí sinh sẽ trình bình luận về một vấn đề thuộc phạm vi xã hội bằng đoạn văn 200 từ.

Câu 2 (5 điểm): Thí sinh cảm nhận, phân tích, chứng minh... về một tác phẩm, hoặc một giác độ nào đó của nó trong chương trình 11 và 12. Toàn bộ thời gian làm bài của thí sinh cho môn ngữ văn là 120 phút.

2. Hướng dẫn kỹ năng làm bài:

a. Phần đọc hiểu: Có những câu hỏi thường gặp như sau  

 - Câu nhận biết thường là: Phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, phương thức trần thuật, thể thơ,...

  - Câu thông hiểu thường là: Nội dung tác phẩm, nội dung đoạn văn bản, các thao tác lập luận, thao tác cấu tạo văn bản.

  - Câu vận dụng thấp thường là: chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật đó.

   - Câu vận dụng cao thường là: từ văn bản đã cho, anh (chị) viết 6,7 dòng trình bày quan điểm của mình theo yêu cầu của đề. Có khi yêu cầu trình bày quan điểm theo thao tác tạo lập văn bản.  

Để thực hiện tốt phần đọc, hiểu, thí sinh cần nắm rõ, chắc những công cụ về tiếng Việt, như sau:

     - Tu từ từ vựng; Tu từ ngữ âm; Tu từ cú pháp.

     - Các phương thức biểu đạt và các phong cách ngôn ngữ trong tiếng Việt.

     - Các thao tác lập luận và thao tác tạo lập văn bản.

    - Ngoài ra, các em phải cần nhận biết nội dung và  phân tích được nội dung tác phẩm để tìm ra ý nghĩa (tác dụng, hiệu quả nghệ thuật của đoạn văn bản).

Lưu ý: Phần đọc hiểu, các em dành thời gian tối đa từ 10 đến 12 phút. Các em có quyền chọn câu dễ làm trước của phần  này

Nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/bi-kip-thi-thtp-quoc-gia-dat-diem-cao-mon-ngu-van-20180618092036788.htm

THAM KHẢO TÀI LIỆU MÔN NGỮ VĂN 11 TẠI ĐÂY:

HỌC TỐT là chương trình học tập trung vào việc xây dựng kiến thức nền tảng, giúp học sinh nắm chắc lý thuyết và  biết cách vận dụng lý thuyết vào làm bài tập, rèn luyện thành thạo các dạng bài bám sát theo chương trình sách giáo khoa hiện hành.

BỔ TRỢ là khóa học giúp học sinh bổ sung, mở rộng kiến thức hoặc cải thiện các phương pháp, kĩ năng làm bài để đạt được hiệu quả học tập tốt hơn.

Nguồn: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/139/ngu-van-11.html